Tu Tứ Niệm Xứ là để xác định sự vô nghĩa của đời sống. Thế giới này chỉ là Vô Thường, Khổ và Vô Ngã. Nhưng vì ba bức màn dưới đây che lại khiến ta không thấy:
1. Chúng ta cứ bị sự liên tục của tiếp nối che khuất khiến cho ta không tin, không ngờ, không tưởng, không biết được rằng mọi thứ là Vô Thường. Mọi thứ đều sinh diệt, chớp tắt, luôn luôn trôi chảy như một dòng nước.
2. Khi cơ thể ta cảm thấy khó chịu, ta bèn thay đổi tư thế từ đứng sang nằm, từ đi sang ngồi, đói thì ăn, khát thì uống. Nói chung, các tư thế sinh hoạt nó liên tục được thay đổi. Thế là ta không ngờ rằng ta luôn sống trong khổ. Bây giờ muốn biết khổ cỡ nào dễ lắm. Ngồi xếp bằng kiểu Kiết già cho tôi. Ngồi thẳng lưng, nhúc nhích bắn bỏ. Thì quý vị ngồi như vậy trong vòng 5 phút thôi, quý vị sẽ thấy cái thân nó khổ cỡ nào.
3. Là khái niệm về cái mass (khối lượng). Cái đó quan trọng lắm. Mình không biết rằng mọi thứ là đồ ráp. Khi mà hành giả tu tập Tứ Niệm Xứ, hành giả thấy rằng mình chỉ là một nắm cát. Cho nên tôi nói trong tự điển nhà Phật không có số 1 là vậy đó. Vì trên đời không có gì là 1 hết. Tát cả đều là đồ ráp. Thí dụ như mình nói Ông A, Bà B, cũng là đồ ráp; ráp bởi nhiều thứ Tâm và Sinh Lý. Bây giờ tới cái ca, cái ly, cây viết, cái micro tôi đang cầm, tất cả cũng là đồ ráp; có nghĩa là mình phải chẻ nhỏ nó ra rất là nhiều. Chính vì mình tin cậy vào một cái khối lượng nên mình mới có thể vững tin mà sống. Mình mới tin là trên đời này có thằng Tèo, thằng Tí… Thật ra thằng Tèo, thằng Tí, vốn dĩ không có, mà chỉ toàn là đồ ráp thôi.
Trích bài giảng Khái Niệm Về Vô Thường Vô Ngã Hành Giả Tứ Niệm Xứ
Kalama xin tri ân bạn dieulienhoa67 ghi chép
Sư Giác Nguyên giảng